Home » Võ Tòng Đánh Mèo » Ký sự sea games

Ký sự sea games

Tắt chặn Quảng Cáo Để Ủng Hộ 1 Ly Cafe cho mình Bạn Nhé !
 Nghe đọc truyện cười Online trên Tiktok 

Tôi có hẹn với ông Kuaytay Phunramông – phó ban tổ chức Sea Games 30 của Philippines tại một quán cafe nhỏ trong buổi chiều thu Manila có lá vàng và bụi mịn bay xào xạc. Nhớ năm 2003, Hà Nội đăng cai Sea Games, đường phố rợp cờ hoa và áp phích chào mừng, nhưng ở Manila hôm nay, tìm mỏi mắt mới thấy một hai tấm băng rôn, mà là băng rôn của mấy trung tâm thẩm mỹ đang có chương trình khuyến mại bơm ngực, độn mông, xóa thâm vùng kín.

Tôi rít một hơi Marlboro, chầm chậm nhả khói mơ hồ, nhìn xa xăm ra phố phường người xe tắc cứng dù chưa tới giờ tan tầm, giọng trầm ngâm: “Báo chí và cư dân mạng phàn nàn về công tác tổ chức của chủ nhà các ông lắm đấy!”. Ông Kuaytay khẽ cười, xoay xoay cái phin cafe đang nhỏ giọt tí tách, bình thản đáp lời: “Là người ta chưa hiểu ý đồ của chúng tôi thôi. Sea Games năm nay, Philippines chọn chủ đề là “Hoài niệm”, bởi thế, tất cả các khâu bố trí, sắp xếp đều phải theo chủ đề ấy”.

Thấy tôi nheo mày, ông Kuaytay liền giải thích ngay: “Ví như phòng họp báo của Sea Games 2019 lần này, chúng tôi lấy cảm hứng từ bộ phim “Hà Nội mùa đông năm 46” của Việt Nam. Anh thấy đấy, quang cảnh phòng họp báo với tường gạch quây kín bốn phía, ghế nhựa cũ kỹ, bàn gỗ mốc sờn giống hệt như phòng họp dã chiến của quân và dân thủ đô Hà Nội trong những ngày thực dân Pháp ném bom ác liệt. Hay như việc các cầu thủ Thái Lan, Lào phải ngủ ngoài hành lang, trên nền nhà, phải lội ruộng, đi bộ cả chục km đến sân tập là sự hoài niệm một cách chân thực những đợt sơ tán, vượt biên, tị nạn của người dân vô tội trong thế chiến thứ 2”…

Tôi thở dài: “Nhưng ít ra thì sân tập cũng phải có phòng thay đồ chứ, ai lại để cầu thủ phải vào xe thay đồ như mấy chị chụp ảnh sen Tây Hồ thế bao giờ?”. Tới lượt ông Kuaytay nheo mày: “Anh xem trận Việt Nam đá với Brunei, có thấy vườn chuối mà ban tổ chức đã trồng ngay chỗ khán đài B không? Đấy, vào đấy mà thay đồ. Cổ động viên đang xem mà buồn ỉa, có thể vào vườn chuối ỉa; đói bụng, có thể vào vườn vặt chuối ăn. Chứ như ở Sân Mỹ Đình của các anh, nhà vệ sinh bẩn kinh hồn, cổ động viên vào đó chỉ buồn nôn mà quên luôn buồn ỉa; rồi cổ động viên đói bụng, ra mua cái bánh mì, nó chém cho hơn trăm, dù cũng cái bánh mì ấy, ở ngoài người ta bán chưa đến chục nghìn, hỏi sao đắt thế, nó bảo vì phải mất tiền mua chỗ”.

Tôi quẳng điếu thuốc đang hút dở vào cái gạt tàn vì tự nhiên thấy cổ họng đắng ngắt, rồi lại cất giọng gay gắt: “Nhưng việc nước chủ nhà chỉ cho mỗi cầu thủ có 2 chai nước một ngày thì ông giải thích sao đây?”. Ngài Kuaytay đã không còn giữ được thần thái ung dung tự tại nữa mà lộ rõ vẻ bối rối: “Cái này thì đúng là bất khả kháng thật. Vì đợt trước chúng tôi dùng nước của Đà River, do nước bị ô nhiễm, phải xách xô đi hứng nước sạch, huy động hết nhân lực và thau chậu mà chẳng được bao nhiêu, nên đương nhiên phải tiết kiệm. Sau đó chúng tôi mua nước của Đuống River, nhưng giá nước rất đắt do phải gánh lãi ngân hàng, nên cũng không dám xài hoang”.

“Ok – tôi chép miệng- cái đó liên quan đến kinh tế thì đành chấp nhận, nhưng còn những thứ liên quan đến luật lệ, sao các ông không tuân?”. “À, tôi biết anh muốn nói đến vụ gì rồi. Chúng tôi cũng đã hỏi ngài Huấn luyện viên trưởng của Brunei, rằng sao cái thằng Hoàng tử Brunei ấy không được điền tên trong danh sách thi đấu với Việt Nam nhưng nó vẫn nhảy vào sân đá, thì ông ta bảo ông ta không can thiệp được, rằng cái thằng Hoàng tử đó nó chịu điền tên ông ta vào danh sách huấn luyện viên là may cho ông ta lắm rồi. Nhưng, tôi nghĩ chuyện này, với Việt Nam các anh thì có gì lạ đâu!”.

“Ý ông là sao?” – nghe tôi hỏi vậy, ngài Kuaytay cười, đáp: “Ở Việt Nam các anh, thiếu gì những vụ kiểu này: ví như cái khách sạn 7 tầng ở Mẽng Pì Là, chưa được cấp phép xây dựng nhưng vẫn chình ình ra đấy; rồi cả ông bí thư tỉnh gì đó, không hề nhờ nâng điểm cho con, nhưng cuối cùng con ông ấy vẫn bị nâng điểm đó thôi”.

Nhấp một ngụm cafe, ngài Kuaytay tiếp lời: “Anh cứ đợi đi, Sea Games này sẽ còn nhiều trò cười ra nước đái nữa. “Sea” nghĩa là biển, nhưng thực sự Sea Games giờ nó thành cái ao, mà là ao tù rồi, nó là một ông bố già lẩm cẩm, phiền phức, không còn khả năng kiếm tiền, và 11 nước Đông Nam Á là 11 đứa con bất hiếu, không đứa nào muốn đón bố nó về nhà mình cả: đến phiên, tới lượt thì phải nhận thôi. À, mà chia buồn nhé, sau Philippines chúng tôi là tới lượt Việt Nam các anh đón bố già về nuôi đó”.

Tôi lại rít một hơi Marlboro, nhả khói thẫn thờ, suy tư nhìn phố phường Manila vẫn đang tắc cứng, rồi lại nghe giọng ngài Kuaytay bạch bạch bên tai: “Chúng tôi mời thánh nữ Ozawa làm đại sứ hình ảnh của Sea Games năm nay đấy, anh biết vì sao không?”. Tôi nhún vai: “Chắc do hợp với cái chủ đề “Hoài niệm” mà các ông chọn, vì thánh nữ đã giải nghệ, và sắp mãn kinh rồi”. Ngài Kuaytay cười: “Một phần”. Tôi hỏi: “Vậy phần còn lại?”…

Ngài Kuaytay không trả lời ngay, mà hỏi lại tôi: “Thế khi xem phim của thánh nữ Ozawa, anh thích nhất cái gì?”. Tôi đáp: “Cái LOL”. Ngài Kuaytay giơ ngón tay cái lên tỏ ý đồng tình, rồi giải thích: “Đó, đó là lý do chúng tôi mời thánh nữ Ozawa làm đại sứ hình ảnh của Sea Games năm nay đó”.

Tôi gật gù, có lẽ, đây là hành động duy nhất của chủ nhà Philippines khiến tôi ưng cái bụng: “Đúng là Sea Games năm nay như LOL, ông giáo… à nhầm, ông Kuaytay Phunramông ạ!”.

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo

doc truyen cuoi doc truyen cuoi doc truyen cuoi


Liên Kết Bạn Bè

Quảng Cáo