Home » Posts tagged 'truyen trao phung' (Page 3)

Tag Archives: truyen trao phung

Chồng Ba

“Chồng ba” là phim được điện ảnh Lào làm lại dựa theo phim “Vợ ba” của Việt Nam. Vì Lào theo chế độ mẫu hệ: trọng nữ khinh nam, nên phải đổi tên phim thành “Chồng ba” cho nó phù hợp với văn hóa.

Chuyện phim bắt đầu bằng khung cảnh đám cưới của người chủ gia đình là bà Mông Mảy Nhưng Hơi Chảy (khoảng năm chục tuổi) với người chồng thứ ba là cậu Chim Khỏe Nhưng Hơi Ghẻ (mười bốn tuổi).

Lần đầu lên thuyền hoa về nhà vợ, lại chưa biết mặt mũi vợ ra sao, nên Chim Ghẻ không tránh khỏi hoang mang, lo âu: điều ấy thể hiện rất rõ qua cảnh Chim Ghẻ ngồi dạng háng trên thuyền hoa, bồi hồi khều khều bàn tay xuống nước vớt những cánh bèo – là hình ảnh ẩn dụ cho thân phận bèo bọt, bấp bênh của người đàn ông trong xã hội phong kiến Lào. Giá đoạn ấy mà đạo diễn cho lồng vào mấy câu hát trong bài Duyên phận, kiểu như “Phận làm con trai, chưa một lần yêu ai” hoặc là “Bước qua dòng sông, hỏi từng con sóng, đời người con trai không muốn yêu ai được không” thì cảm xúc sẽ còn được đẩy lên cao hơn. Tuy nhiên, cũng không trách đạo diễn được, vì ca khúc Duyên phận chưa có phiên bản tiếng Lào.

Đọc Tiếp…

Cảnh giới

Từ trong quán phò ra, tôi bắt gặp một cụ già rất kì lạ, tóc tai lòa xòa, đứng phía bên kia đường nhìn vào trong quán phò với ánh mắt thèm thuồng: cụ đứng khoảng năm, bảy phút, im phăng phắc như bị thôi miên, rồi bỗng cụ lắc mạnh, rùng mình một cái và bừng tỉnh. Nhìn cụ, tôi nhớ lại thời sinh viên, đi qua mấy quán phò như này, tôi cũng thèm thuồng phát điên, nhưng không có tiền, nên chỉ biết đứng nhìn.

Tôi móc ví, lấy ra mấy tờ 500k đưa cho cụ, bảo: “Con biếu cụ tiền đá phò! Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một shot. Cụ cứ cầm tiền vào làm vài shot cho đỡ mót”. Tưởng cụ sẽ nhận và cảm ơn rối rít, ai ngờ, cụ cười khằng khặc, đầu lắc lắc như cái đầu khấc, bảo: “Ngươi đang thương hại ta phỏng? Nhưng thực ra, ngươi mới là kẻ đáng thương hại”.

Đọc Tiếp…

Đừng ép

Hôm trước đang đá phò thì thấy ông anh đi qua, mình chạy ngay ra lôi xềnh xệch ông anh vào, mời anh làm phát cho vui. Ông anh lắc đầu từ chối, bảo là vừa đá rồi, giờ người hơi mệt nên không đá thêm được nữa. Mình gạt đi: “Anh đừng văn với em. Em đá từ sáng đến tối liên tục được, có sao đâu”. Rồi mình gọi thêm mấy em phò vào, bảo với ông anh: “Giờ anh phải đá hết mấy em phò này thì mới được về. Anh mà không đá là anh đéo tôn trọng em, là anh hèn, đéo đáng mặt đàn ông”.

Ông anh mếu máo: “Em khỏe thì em đá được từ sáng đến tối, anh yếu thì anh đá được một phát là thôi, cái đó tùy khả năng mỗi người, có đéo gì đâu mà hèn với không tôn trọng, không đáng mặt đàn ông?”. Mình cười: “Thế hôm trước anh ép rượu em thì sao? Anh khỏe thì anh uống được từ sáng đến tối, em yếu thì em chỉ uống được một chén thôi, cái đó tùy khả năng mỗi người, có đéo gì đâu mà hèn với không tôn trọng, không đáng mặt đàn ông?”.

Ông anh cứng họng, đéo cãi được nữa, đành ngậm ngùi miễn cưỡng nhấp môi, à nhầm, nhấp mông. Trông anh cũng tội, nhưng thôi cũng kệ, cho chừa cái thói hay ép rượu!

Đọc Tiếp…

Hai đứa quỷ

Chân trời phía tây đỏ rực như quả cam Tàu, khác chỗ là cam Tàu để cả tháng vẫn đỏ, còn phương tây thì chỉ lát nữa thôi sẽ tối sầm, nhường chỗ lại cho màn đêm u tịch. Trên cái nền trời đỏ rực ấy cắt hình rõ rệt những chiếc cột điện lêu nghêu, khẳng khiu như những cây thánh giá. Liên quan quá: nhắc đến thánh giá, người ta sẽ nhớ đến Chúa, sẽ gọi tên Chúa; còn nhắc đến cột điện, người ta sẽ nhớ tới thông báo tiền điện tháng vừa rồi, và người ta cũng há mồm, trợn mắt mà kêu: “Ôi Chúa ơi!”.

Sẽ là một chiều êm ả như ru với văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng và tiếng muỗi vo ve bay lượn bên tai nếu như không có tiếng nhạc, tiếng ồn ào dập dờn từ phía nhà văn hóa theo gió xuôi về khiến cái chợ huyện trở nên lao xao, huyên náo. 

Đọc Tiếp…

Chuyện nghành phò

Chỉ cần nghĩ lại quãng thời gian ấy thôi, là tôi đã thấy rùng mình rồi…

Đó là thời điểm mà cả làng tôi chỉ có độc nhất một quán phò của lão Nhồn, bởi thế nên lão tha hồ hách dịch, chèn ép, coi thường khách: lão tuyển về những em phò hết đát, sùi mào gà, giang mai, hoa liễu, bệnh tật đầy mình; khách đến quán từ trưa nhưng phò trục trặc, delay đến chiều mới được đá; lão thản nhiên tăng giá mà không cần quan tâm đến phản ứng của khách ra sao; lão xây tụ điểm cho chị em phò giải trí, vui chơi, rồi chi phí xây dựng ấy lão cũng tính luôn vào giá…

Khi phò thủ chúng tôi kêu giá đắt quá, lão bảo: “Đắt thì đừng đá phò, ngồi nhà xóc lọ cho tiết kiệm”. Vậy là chúng tôi im. Bởi với những phò thủ lương thiện và chân chính như chúng tôi thì “Tiền có thể không có nhưng phò không thể không đá”: quen đá phò rồi mà giờ bắt ngồi xóc lọ thì khác nào quen dùng điện rồi giờ bắt thắp đèn dầu? Quen nằm điều hòa giờ bắt dùng quạt mo phe phẩy?

Đọc Tiếp…

Cụ ông tiên tri

Cách đây rất lâu rồi, có một cụ ông qua đường ghé vào nhà mình xin nước uống. Thấy con bé lớn nhà mình đang chổng mông lau chùi dưa leo ngoài vườn, cụ gật gù, bảo: “Nốt ruồi ở ngực thế kia, lớn lên chắc chắn sẽ làm diễn viên, được tổ nghề phù hộ lắm! Người ta đóng cả chục phim, mỗi phim vài chục tập vẫn chưa nổi, nhưng con bé này chỉ một phim thôi, và phim có vài phút thôi, đã vang danh toàn cõi”. Mình hoài nghi: “Cụ có chắc không? Vì con bé này nhà cháu nó đãng trí, hay quên lắm, nó không nhớ được thoại đâu, thế thì làm diễn viên sao được?”. Cụ cười, trấn an: “Yên tâm! Phim cháu đóng không cần thoại, chỉ há mồm kêu “Á á” với “Ư… ư” thôi”. 

Đọc Tiếp…

Thực trạng phim Ấn Độ

Từng là một cường quốc hàng đầu về xuất khẩu phim, nhưng hiện tại, Ấn Độ đang mất dần vị thế của mình. Phim Ấn Độ hiện nay không khác gì dưa hấu với khoai lang của bà con nông dân Việt Nam: làm ra nhiều nhưng bán không được. Tuy nhiên, trong khi bà con nông dân Việt Nam hàng năm vẫn được những tổ chức từ thiện đứng ra giải cứu nông sản thì các nhà sản xuất phim Ấn Độ mãi chưa thấy tổ chức nào đứng ra giải cứu phim giúp họ.

Trước tình hình nguy cấp ấy, ngài Xi-lip-văng-đi, Giám đốc của ẤFC – Trung tâm sản xuất phim truyền hình Ấn Độ – đã tổ chức một cuộc họp khẩn để tìm ra nguyên nhân và giải pháp…

“Theo em, nguyên chính là do cách làm phim của chúng ta hiện nay đã quá lạc hậu – vị phó giám đốc trung tâm nói bằng giọng trầm ngâm – việc lạm dụng kỹ thuật sờ-lâu-mâu-sần khiến cho tốc độ phim rề rà, chậm chạm; việc chọn diễn viên chỉ dựa vào body sáu múi mà không chú trọng đến kỹ năng đóng khiến cho mạch phim thiếu hấp dẫn. Em đề xuất đầu tư mạnh hơn về kịch bản, thoại phải thật sắc, phải mua máy quay, đèn, âm thanh, ánh sáng, trường quay và phục trang xịn nhất, gửi những đạo diễn trẻ tài năng nhất sang Mĩ học hỏi nâng cao trình độ”.

Đọc Tiếp…

Nhật ký đi tù

Sáng nay vào nhập buồng, thấy mấy anh tù cùng phòng ngồi thành hai hàng, làm mình cứ tưởng đang đi họp fan, mình tươi cười giơ tay vẫy vẫy giống anh Tuyền về thăm Hưng Yên bữa trước, thế là bị các anh xông tới đấm không trượt phát nào.

“Tao cho chúng mày hai ngày để xin lỗi tao” – là mình nghĩ thế thôi, chứ còn mấy cái răng, phải giữ để nhai cơm, trong này đâu có cháo hay sữa mà hút đâu.

Đánh xong, anh đại bàng của buồng lại bắt mình đi rửa hố xí. Ở nhà là giờ mình đang lai-chim đây, thế mà ở đây mình lại đang lai lưng cọ bồn cầu thế này.

Đêm, cả phòng đã ngủ hết, chỉ còn mình vẫn thức vì toàn thân đau nhức, mấy ngón tay sưng húp, rụng rời, như sắp gãy đến nơi, kiểu này chả biết ra tù còn múa quạt nổi nữa không.

Lúc hỏi cung, thấy mình khóc, nhiều người chê mình yếu đuối, nhưng không phải thế, mình khóc vì thương các fan của mình: giờ các em đang trong giai đoạn chuẩn bị ôn thi lên lớp 6, không có mình, các em lấy đâu ra những clip ý nghĩa, đầy tính nhân văn để giải trí sau những giờ học hành căng thẳng? Rồi còn các cháu nhỏ mẫu giáo, không có clip của mình, liệu chúng có chịu ăn cơm, ăn cháo?

Đọc Tiếp…

Giang hồ làng Vủ Đại

Tôi là giáo Thứ. Sau khi truyện Lão Hạc được in sách giáo khoa thì ban giám hiệu trường cấp 2 Vũ Đại đã tín nhiệm giao cho tôi làm tổng phụ trách. Mới hôm vừa rồi thôi, tôi đã mời anh Khánh “Bả” về trường để trò chuyện, chia sẻ với các em học sinh về những kinh nghiệm của anh khi đi tù và bí quyết để thành công sau khi ra tù. Mãi cho đến khi gặp, tôi mới hiểu tại sao người ta gọi anh là Khánh “Bả”, vì trông anh như thằng phải bả.

Anh Khánh “Bả” chia sẻ rất nhiều, nhưng tôi nhớ nhất cái câu mà khi anh nói xong, các em học sinh ở dưới đã đứng bật dậy vỗ tay không ngừng, đó là: “Các em đừng sợ đi tù. ‘Một ngày ở tù bằng nghìn thu ở ngoài’, các em có học tập, rèn luyện cả nghìn năm ở ngoài thì cũng không bằng một ngày các em được đi tù. Anh sẽ không bao giờ thành công và được các em yêu mến, hâm mộ như hôm nay nếu không có những lần anh vào tù ra tội”.

Đọc Tiếp…

Three yellow pagoda – Chùa Ba Vàng truyện

Vậy là tôi vẫn chưa chết! – Tôi cay đắng nhận ra điều ấy khi thấy mình đang nằm giữa đám bèo tây dập dềnh, lờ lững trôi trên sông. Vậy là lúc nhảy xuống từ thành cầu, có khả năng tôi đã bị đập vào cành cây hoặc thứ gì đó rồi rơi vào cái đám bèo tây này – thay vì chìm nghỉm dưới lòng sông như tôi ước mong. Và đây đã là lần thứ ba tôi tự tử không thành công.

Lần đầu, tôi tự tử bằng phương pháp truyền thống mà cha ông để lại: thắt cổ. Tôi làm đúng quy trình, mọi thứ đều ổn, thế nhưng lúc đang giãy thì cái cành cây gãy cái “rắc”, tôi rơi xuống, không chết, chỉ rạn xương đùi, phải bó bột, nằm viện gần tháng trời. Lần thứ hai, tôi không dám thắt cổ nữa, vì xương đùi mới bó xong, gãy thêm phát nữa là liệt hẳn chứ không chủ quan được, nên tôi chuyển qua dùng độc dược. Gọi là độc dược cho nó sang chứ thực ra là tôi uống thuốc chuột. Ngặt nỗi, thuốc chuột mùi khá hắc và khó uống, tôi phải pha thêm trà sữa vào mới nuốt nổi. Chắc vì cho nhiều trà sữa quá nên tôi lại không chết, chỉ bị đau bụng đi ngoài, uống Berberin cả tuần sau mới khỏi…

Lần ba thì các bạn biết rồi: tôi nhảy cầu, và kết quả là giờ tôi đang nằm đây, kiệt sức, mắt nhắm nghiền, mặc cho đám bèo tây đưa tôi trôi lênh đênh. Không rõ đám bèo đã trôi bao lâu, bao xa… cho đến khi nó mắc lại vào một bãi lau sậy hoang vắng, và tôi nghe văng vẳng bên tai tiếng chuông chùa… “Tiếng chuông chùa! Phải rồi! Nếu chết không được thì đi tu cũng là một cách để trốn khỏi những sân si, bon chen đáng sợ của cuộc đời!”. Tôi gắng dùng nốt chút sức lực còn lại bò lên bờ, lết về phía cổng chùa. Tôi mới chỉ kịp đọc được ba chữ “Three Yellow Pagoda” thì đầu óc tôi đã quay cuồng, tay chân tôi bủn rủn, và mắt tôi tối sầm…

Đọc Tiếp…

doc truyen cuoi doc truyen cuoi doc truyen cuoi


Liên Kết Bạn Bè

Quảng Cáo