Home » Posts tagged 'truyện cười võ tòng đánh mèo' (Page 3)

Tag Archives: truyện cười võ tòng đánh mèo

Sự tích Cầu Đặc

Thấy cây cầu có cái tên rất lạ: Cầu Đặc, người khách bèn dừng lại hỏi một cụ già râu dài tóc bạc đang ngồi dưới chân cầu về nguồn gốc của cái tên ấy. Cụ già đăm chiêu nhìn xa xăm sang bờ sông bên kia, bảo: “Chuyện dài lắm!”, rồi chầm chầm cất giọng kể…

“Ngày xửa ngày xưa, trong làng có hai anh em trai sinh đôi cùng mẹ khác cha giống nhau như hai giọt nước mắm. Một hôm, vợ người anh đang tắm trong nhà tắm, thấy chồng về, liền bảo: “Kỳ em cái lưng phát!”. ười chồng vào kỳ giúp vợ, nhưng kỳ lưng thì ít mà kỳ đít thì nhiều, cũng không hiểu kỳ bằng công cụ gì mà ở ngoài toàn nghe thấy tiếng “bạch… bạch…”, và chẳng biết có phải kỳ mạnh quá không mà chốc chốc lại nghe người vợ kêu lên “á… á…”

Đọc Tiếp…

Thằng gù nhà cụ bá

Hôm đầu tiên vào làm đầy tớ trong nhà Bá Kiến, Chí Phèo thấy lạ vì mấy thằng đầy tớ nhà cụ Bá thằng nào cũng gù. Cụ Bá có 3 bà vợ: 2 bà kia thì mãn kinh rồi, nhưng bà 3 còn rất trẻ, suốt ngày mặc áo hai dây, má đỏ hây hây, nhìn lúc nào cũng phây phây, trong khi cụ Bá thì sức đã yếu, lại thêm cái bệnh mỏi lưng sưng đầu gối, nên thi thoảng tiếc của cụ cũng chỉ mở ra nhìn tí xong lại đậy vào, như con chó già đã rụng hết răng nhìn miếng thịt bò sốt nấm…

Đọc Tiếp…

May mà nó chưa ném sh*t

Tôi là một người có tinh thần lạc quan. Nhớ có lần, một thằng tâm thần nào đó ném mắm tôm vào nhà tôi, vợ tôi hậm hực, tức tối, chửi bới inh ỏi, còn tôi vẫn cười, bảo: “May mà nó chưa ném cứt”. Nhờ cái tinh thần lạc quan ấy mà trong đợt dịch Cô- Vít này, tôi vẫn luôn nhìn ra những điều may mắn!

Ví như bình thường, tôi hay bị vợ chửi vì cái tội lười, không chịu kiếm việc làm, chỉ ở nhà ăn rồi ngủ, lại còn hay moi trộm tiền của vợ. Nhưng từ ngày có dịch, vợ rất tự hào về tôi, đi đâu cũng khoe chồng em là người yêu nước, chấp hành nghiêm túc chủ trương của Đảng và Chính phủ: chỉ ở nhà ăn rồi ngủ. Tôi cũng không còn nhu cầu cạy tủ trộm tiền của vợ nữa, vì mấy quán ghi lô đề, quán nhậu, karaoke, và đặc biệt là mấy quán phò đều đã nghỉ về quê tránh dịch hết cả. Nhờ vậy mà vợ chồng tôi rất vui vẻ, thuận hoà, tôi không còn bị vợ sỉ nhục, hành hung, xúc phạm nhân phẩm như trước nữa.

Đọc Tiếp…

Chuyện cười ngắn thời covid

Xe cứu thương hú còi ầm ĩ, bác sĩ chạy rầm rập. Có người vừa bị đưa đi cách ly: đó là cô gái phòng 209 – mới đến thuê trọ ở tầng này được vài ngày. Cô này mỗi khi đi đổ rác thường mặc quần soóc dài đến tận háng, ngực thả rông, áo hai dây mỏng tang, bó sát khiến các bà, các chị cùng tầng rất ngứa mắt, dù họ còn chưa biết cô tên gì…

Mấy bà, mấy chị không biết, nhưng Mr. Nam phòng 201 lại biết, và cuống quýt nhắn tin hỏi ngay:

Đọc Tiếp…

Thạch sanh và cô vít

Thạch Sanh quê ở làng Thạch Bàn huyện Thạch Thất. Bố Thạch Sanh là Thạch Chắng – chết vì bị hóc khi ăn thạch dừa, mẹ Thạch Sanh là Thạch Lâu – chết vì bị hóc khi ăn thạch rau câu. Thật trùng hợp: ngay sau khi bố mẹ qua đời thì Thạch Sanh cũng chính thức mồ côi.

Thạch Sanh sau đó vay vốn ngân hàng mở trường mầm non tư thục, thu nhập cũng đủ sống. Nhưng từ ngày dịch Cô Vít bùng phát, trường đóng cửa, không thu được học phí mà tiền lãi ngân hàng, tiền thuê mặt bằng, tiền lương giáo viên vẫn phải trả nên Thạch Sanh gặp rất nhiều khó khăn. Đợt vừa rồi Thạch Sanh khấp khởi mừng thầm, tưởng Cô Vít sắp bị đẩy lùi rồi thì đột nhiên Cô Nhung về đập cho Thạch Sanh thêm một phát “toang” hẳn. Thạch Sanh phá sản, bán sạch sành sanh nhà cửa, quần áo. Từ đó, Thạch Sanh mới phải đóng khố giống như trong truyện, ngày ngày ra gốc đa nằm, ai thuê việc gì thì làm.

Đọc Tiếp…

Thư gửi tiệp

Tiệp ơi! Thấy em kêu ở phòng cách ly ngột ngạt, anh rất thương, nên anh viết tâm thư này chỉ em cách để hết ngột ngạt.

Anh định viết từ tối hôm trước cơ, nhưng chuẩn bị viết thì điện thoại anh ngoài phòng khách đổ chuông, anh chạy ra thấy mặt vợ đang hằm hằm, anh hỏi sao vậy, vợ bảo: “Có con nào vừa gọi cho chồng, vợ nghe phát thì nó tắt máy luôn”. Anh bảo chắc nó nhầm số thôi, nhưng vợ vặn lại: “Hơn 90 triệu dân Việt Nam sao nó không nhầm ai mà lại nhầm vào số chồng?”. Anh chưa kịp phân giải thì vợ lại tiếp lời: “Trong hơn 90 triệu dân, có tới gần 50 triệu là đàn ông, tại sao không thằng nào gọi nhầm mà lại là một đứa con gái nhầm?”. Thế là cả tối vợ chất vấn, tra hỏi, nên anh chưa viết được.

Đọc Tiếp…

Chuyện mát xa làng tôi

Làng tôi ngày trước chỉ có độc nhất một quán cà phê thư giãn của lão Săn, bởi thế lão tha hồ hách dịch, chèn ép, coi thường khách: lão tuyển về những em nhân viên già, xấu, hoi nách, thối chân, bệnh tật đầy mình; những ngày lễ Tết, nhu cầu mát xa cao, khách gọi đến quán lão chả thèm nghe máy luôn.

Quán lão tính tiền bằng đồng hồ bấm giờ – chả biết có ai kiểm tra chất lượng với lại quy chuẩn hoạt động của mấy cái đồng hồ đó hay không. Ví dụ mát-xa 10 phút thì đồng hồ hiện 500k. Những khách mát-xa lâu thì không sao, chứ khách nào chỉ mát-xa khoảng một, hai phút – tức là phí chỉ 5k, 10k – thì thường là khách phải đưa cả tờ 20k, nếu không, nhân viên mát xa ở quán lão Săn sẽ tỏ thái độ hằn học, bực dọc ra mặt. Cũng có khá nhiều vụ nhân viên quán lão cố tình đấm bóp vòng vèo câu giờ để lấy thêm tiền.

Đọc Tiếp…

Con Heo

(chuyển thể từ bộ phim không cùng tên)

Ngồi ngựa liên tục nửa ngày đường, lại phải bịt khẩu trang kín mít nên Đường Tăng thấy khá đau đít, bèn kêu đồ đệ dừng chân nghỉ một lát. Thấy phía xa xa có đám họp chợ lao xao, Đường Tăng bảo: “Mấy đứa ra chợ xem có gì mua về cho thầy giải khát”.

Ba đồ đệ chạy đi rồi, Đường Tăng tháo dép kê mông, ngồi tựa lưng vào một gốc cây đu đủ cổ thụ xòa bóng mát, tỏa hương bát ngát, vừa thiu thiu ngủ thì thấy Ngộ Không chạy về, ôm theo bốn, năm quả dưa hấu. Đường Tăng giọng không vui: “Sao mua nhiều thế? Đã bảo đang dịch bệnh, kinh tế khó khăn, thắt chặt chi tiêu cơ mà!”. Ngộ Không hồ hởi: “Dưa hấu giải cứu, rẻ lắm sư phụ ơi! Có 8k một cân thôi, mua 4 tặng 1”. Đường Tăng sửng sốt: “Rẻ vậy à? Sao mua ít thế? Mua mấy chục quả luôn đi! Cái này là việc thiện mà”. Ngộ Không ngần ngại: “Đường xa, mang theo mấy chục quả dưa vất vả lắm thầy!”. Đường Tăng xua tay: “Ta ngồi trên yên ngựa, con thì đi trước mở đường, việc mang hành lý là của Bát Giới với Sa Tăng, kệ chúng nó tự lo”. Ngộ Không nghe sư phụ nói phải, định chạy ra chợ mua thêm dưa thì Đường Tăng đã gọi lại: “Từ từ, bổ dưa ta ăn cho đỡ khát đã!”.

Đón miếng dưa hấu từ tay Ngộ Không, Đường Tăng ngạc nhiên: “Ồ, dưa hấu giống mới! Ta đã ăn dưa hấu ruột đỏ, ruột vàng nhiều rồi, còn dưa hấu ruột trắng này là lần đầu tiên ta được thưởng thức đấy!”. Nhưng vừa đưa miếng dưa lên mồm cắn, Đường Tăng đã lè lưỡi, nhả ra luôn: “Dưa này dành cho người bị tiểu đường hả con? Nhạt VKL! Thôi, mang ra trả, đòi lại tiền đi!”.

Đọc Tiếp…

Giaỉ cứu quất lâm

Mình vừa đi đá phò ở Quất Lâm xong. Đợt này dưới đó khách khứa vắng tanh, mấy em phò đứng ngồi la liệt, mặt méo xệch. Mình hỏi sao lại ra nông nỗi này, mấy em ấy khóc nấc lên bảo: “Từ khi có dịch Corona, chúng em ế quá anh ơi! Mọi người cứ mải mê đi giải cứu khoai lang, dưa hấu, tôm hùm… trong khi chúng em đây cũng ế, cũng đói thối mồm mà không thấy ai giải cứu”.

Câu nói của các em ấy khiến mình chột dạ: “Có phải chúng ta đã quá vô tâm? Cùng là đồng bào, khó khăn nào mà chả giống khó khăn nào, sao chúng ta lại thiên vị tôm hùm, dưa hấu, khoai lang mà lãng quên các em ấy – những con người mà khi chúng ta FA, khi chúng ta giận nhau với người yêu, cãi nhau với vợ, họ đã luôn sẵn lòng dang tay, dang chân đón tiếp chúng ta?”.

Đọc Tiếp…

Làng vú dài ngày nay

Trước và sau Tết là hai giai đoạn thịnh suy trái ngược của ngành phò (khá giống với ngành thịt chó: đầu tháng vắng như chùa Bà Đanh, cuối tháng đông như chùa Ba Vàng cúng dịch Corona).

Tại sao cuối năm ngành phò lại thịnh? Bởi cuối năm là thời điểm để giải đen, để xuất ra hết những điều xui xẻo của năm cũ, để thay dầu, làm sạch động cơ, chuẩn bị cho một năm mới thuận giò xuôi bướm, à nhầm, thuận buồm xuôi gió. Vậy tại sao đầu năm ngành phò lại suy: bởi thứ gì đã dùng để giải đen rồi thì thường sẽ không được dùng để cầu may mắn. Nếu mở cuộc bình chọn địa điểm ăn chơi vắng vẻ nhất, chắc 20% sẽ chọn quán bia sau Nghị định 100, và 80% còn lại sẽ chọn quán phò sau Tết.

Vậy sau Tết, nhân viên ở các quán phò sẽ làm gì? Thường là túm năm tụm bảy ngồi đánh bài, ngáp dài mồm, uống nước chè bồm, sơn móng tay, nhổ lông chân lông nách và một số loại lông khác. Em nào tín thì đi chùa cầu duyên, mong sớm gặp được đại gia có quan điểm sống hiện đại: nghề nào cũng quý, tiện cầu luôn cho năm mới dồi dào sức khỏe: ngày vài chục cuốc không xi-nhê, cầu cả cho cơ thể nâng cao sức đề kháng, tránh được đám bệnh lậu, sùi mào gà, hoa liễu, giang mai, cầu thêm cho kinh nguyệt được đều, một hai ngày là sạch chứ đừng rong nhây cả tháng; em nào không khớp sân khấu thì nộp hồ sơ thi hoa hậu: có giải thì giá tăng, không giải cũng chả sao; có em lại tìm cơ hội từ lĩnh vực thể thao bằng cách trang điểm sặc sỡ, váy hai dây, ngực thả rông đến sân cổ vũ bóng đá, nếu may mắn lọt vào ống kính máy quay chuyên tia gái của VTV và được lên tivi thì chắc chắn lượng fans, lượng follow facebook sẽ tăng, đồng nghĩa với việc tiếp cận được nhiều hơn tập khách hàng tiềm năng.

Đọc Tiếp…

doc truyen cuoi doc truyen cuoi doc truyen cuoi


Liên Kết Bạn Bè

Quảng Cáo