Home » Võ Tòng Đánh Mèo (Page 2)
Category Archives: Võ Tòng Đánh Mèo
Chuyến tàu định mệnh
Tôi quen em trong cái lần đang đạp xe đi học thì một mẩu bê tông từ tuyến đường sắt trên trời đang thi công rơi xuống, không trúng tôi mà lại trúng bẹn em đi phía sau. Tôi quay lại, thấy em ôm bẹn mặt tái dại. Tôi dìu em vào vệ đường, kiểm tra vết thương – em mặc váy nên kiểm tra khá dễ. Mẩu bê tông làm bẹn em sưng hồng hào, múp rụp. Tôi đưa tay xoa xoa quanh chỗ sưng, em chắc vẫn đau, miệng há ra, kêu “ư… ư…”. Chiều hôm đó em ngỏ lời yêu tôi. Hôm kỉ niệm 49 ngày yêu, tôi chỉ lên cái công trình đường sắt trên trời định mệnh ấy, bảo: “Khi nào tàu chạy, anh hứa sẽ mua vé để hai đứa mình dạo vài vòng”…
Và giờ, khi cái công trình định mệnh ấy chuẩn bị đi vào hoạt động, tôi biết đã đến lúc mình phải thực hiện lời hứa với em. Tôi lái con Mercedes S600 đến nhà em, bấm chuông. Cửa mở, em đứng đó… cùng một gã đàn ông.
Lần đầu làm chuyện ấy
Đó là lần đầu tiên tôi bắt xe khách từ quê ra Hà Nội nhập học. Lên xe, tôi ngủ thiếp lúc nào không biết, rồi giật mình bừng tỉnh và thấy năm bảy gã đàn ông hùng hổ đang vây kín lấy xe, hét to: “Của tao con bé áo hai dây xu chiêng đỏ kia!”; “Mụ váy ngắn lông chân dài kia của tao!”… Hồi đó tôi chỉ nghĩ là gặp cướp, và chúng đang tranh nhau gái để hiếp dâm. Thôi cũng may, chúng cũng chỉ tranh nhau gái thôi! – tôi vừa tự nhủ vậy xong thì một gã xăm trổ to cao như Lý Đức, gian gian như Lý Thông, hung hăng như Lý Quỳ, chỉ vào tôi, bảo: “Thằng mặt ngu ngu kia là của tao!”.
Thanh kiếm đầu khấc
Sau khi lấy được chân kinh, Bát Giới trở về thăm quê. Vừa tới đầu làng, Bát Giới ngỡ ngàng, bởi dịch Covid đang căng mà bà con vẫn tụ tập đông đúc cờ hoa ra đón: một bầy lợn chen chúc! Buổi chào đón hoành tráng nhất từ trước đến nay, kể cả mấy giáo sư, tiến sĩ của làng đã đoạt những thành tựu vang dội về giáo dục, y học cũng không được tổ chức long trọng đến thế này…
Già làng Bát Nuồi mừng rỡ bắt tay Bát Giới, hỏi: “Kế hoạch sắp tới của con thế nào?”. Bát Giới nghẹn ngào: “Dạ, con lại đi lấy kinh ạ!”. “Hả? Lấy kinh gì nữa?” – Bát Nuồi hỏi ngạc nhiên, còn Bát Giới đáp thản nhiên: “Ngày xưa một bộ kinh dùng được cho nhiều thế hệ, chứ giờ kinh cải cách liên tục, năm sau giá cao hơn năm trước, riêng lớp 1 đã có 5 bộ kinh khác nhau rồi, lấy về bán rất tốt ạ!”.
Hên xui
“Két!!!… Rầm!!!” – bà giáo bóp kịch phanh nhưng con Lead của bà vẫn bị tông vào chiếc Mercedes S650 đang dừng bên đường. Cửa xe mở, một gã trong xe lao ra hùng hổ. Thế nhưng, khi thấy bà giáo, gã khựng lại ngạc nhiên, rồi chuyển giọng: “Ơ… Con chào cô!”. Bà giáo còn đang ngác ngơ thì gã đó đã tiến tới nắm tay bà đầy tình cảm: “Cô không nhận ra con ạ? Con là Hên, lớp 7A3 ngày xưa, 6 năm liền đạt danh hiệu học sinh cá biệt, chuyên gia đội sổ của lớp nói riêng và của trường nói chung đây mà!”.
Ai là người xấu hổ
Trong lớp phò ngày trước, tôi học dốt nhất nhưng lại chơi rất thân với Bống – đứa học giỏi nhất. Cái mặt Bống lúc nào cũng hườm hườm, nên mọi người hay gọi là Bống “hườm”. Năm đó, Đài truyền hình Quất Lâm tổ chức cuộc thi “Đường lên đỉnh Quất-Lâm-Pi-a” dành cho nữ sinh ngành, Bống “hườm” đạt giải nhất và được một suất học bổng bên Úc-Trây-Li-a. Trước hôm Bống “hườm” lên đường du học, nhà Bống “hườm” sắp cỗ liên hoan mời bà con tới ăn. Cơm rượu no nê, lúc chuẩn bị ra về, dù không mừng phong bì, nhưng bà con ai cũng nắm tay Bống “hườm” dặn dò thủ thỉ: “Sang đó học hành chăm chỉ, sau này trở về cống hiến cho quê hương”.
Cụ găm
Cụ Găm có một khả năng rất đặc biệt: chỉ nhìn mặt mà đọc vanh vách tiền vận, hậu vận. Có giai thoại rằng: mới lên 5, cụ Găm đã có thể nhìn cứt mà đoán được đó là cứt của con vật gì. Lên 10, vẫn tài năng ấy, nhưng không chỉ gói gọn ở phạm vi con vật nữa mà được nâng tầm lên cả con người. 15 tuổi, vẫn tài năng ấy, nhưng không cần nhìn nữa, chỉ cần nếm là cụ đoán được đúng luôn rồi.
Rất đông người tới nhờ cụ xem cho chuyện kết hôn, làm nhà, rồi sự nghiệp sao cho thuận hoà, phát đạt. Ngay cả những tay cờ bạc đến xin cụ số để phang lô, quất đề, thì cụ vẫn cho, thậm chí cho nhiều, cả trăm số luôn, từ 00 đến 99, cụ bảo: “Trong trăm số này, chắc chắn có số trúng, chọn số nào đánh là tuỳ con, đánh trúng đến biếu cụ vài đồng, đánh trượt đừng đến đánh cụ”.
Tôi làm phò đực
Tôi có đứa em theo học ngành tiếp viên hàng không, thì ra trường lại làm tiếp viên karaoke; thằng bạn tôi ước mơ làm võ sĩ quyền anh – còn gọi là Boxer – nhưng giờ nó chuyên đi bốc bát họ; rồi đứa cháu gái nữa, học thanh nhạc để thành ca sĩ, giờ đang làm cave…
Hay như Maria Ozawa: bén duyên với bộ môn nghệ thuật thứ 7 sau khi một đạo diễn chuyên dòng phim tâm lý xã hội hành động vô tình thấy cô ăn chuối; rồi thì Newton, người ta chỉ biết rằng ông đang ngồi dưới gốc táo, một cơn gió mạnh ập tới, quả táo rơi trúng đầu giúp ông tìm ra Định luật vạn vận hấp dẫn, nhưng ít người biết rằng, trước đó, Newton đang ngồi dưới gốc mít, do bị kiến cắn vào đít, nên ông mới chuyển sang ngồi gốc táo. Nếu Newton vẫn ngồi gốc mít và cơn gió mạnh kia ập tới, thì thế giới không những mất đi một nhân tài mà có thể còn mất thêm một quan tài.
Rõ ràng là nghề chọn người chứ người không chọn được nghề. Và tôi, vào một ngày (chẳng biết là xấu hay đẹp trời) đã được (hoặc là bị) tổ nghề phò chọn lựa…
Họ không sai chúng ta sai
Hắn mở mắt và thấy một người đàn bà tầm trung niên lạ hoắc, nước mắt lưng tròng đang nắm chặt tay hắn mà nấc lên: “Chồng ơi!… Chồng ơi!…”, còn thêm cả một cô gái khoảng đôi mươi cũng đang nắm áo hắn mà gào to: “Bố! Bố!”. Hắn ngác ngơ không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Để rồi theo lời kể nghẹn ngào của người đàn bà vừa gọi hắn là chồng ấy thì vào năm 2020, hắn bị một tai nạn giao thông rất nặng và bất tỉnh từ đó đến tận bây giờ…
Đến tận bây giờ là đến khi nào? – hắn tự hỏi rồi bàng hoàng liếc tờ lịch trên tường, thấy dòng số to tướng: “2050”. Vậy là hắn đã bất tỉnh 30 năm. Hắn không hề có chút ký ức gì về hai kẻ xa lạ đang tự nhận là vợ và con hắn ấy! Rồi với giọng hoài nghi, hắn hỏi: “Tôi bị liệt và bất tỉnh đã 30 năm, nhưng con bé này chỉ khoảng đôi mươi, sao nó là con tôi được?”
Con ngựa của Dóng
Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng vẫn độc thân (đấy là nói theo ngôn ngữ tử tế, còn mấy đứa nhiều chuyện thì chúng nó bảo là “ế”). Một hôm bà đi thăm nương, thấy một vết chân to, dài, bà tò mò ướm thử và về nhà có chửa. (Có thể đây là bài học mà người xưa muốn nhắn nhủ: rằng đàn bà có tính tò mò, thấy to, thấy dài mà muốn thử thì rất dễ có chửa).
Bà đẻ thường, được một đứa con trai, đặt tên là Dóng. Lên ba tuổi, như bé Xuân Mai là đã ra vài album và đi hát khắp nơi kiếm tiền cho cha mẹ, nhưng Dóng thì vẫn nằm ngửa: muốn ăn khóc, muốn ỉa cũng khóc, chả nói năng gì. Làm single mom đã vất vả rồi, lại bị một số đứa nhiều chuyện chúng nó bảo Dóng bị tự kỷ khiến mẹ Dóng rất khổ tâm, tính đưa con đi khám.
Sự tích Cầu Đặc
Thấy cây cầu có cái tên rất lạ: Cầu Đặc, người khách bèn dừng lại hỏi một cụ già râu dài tóc bạc đang ngồi dưới chân cầu về nguồn gốc của cái tên ấy. Cụ già đăm chiêu nhìn xa xăm sang bờ sông bên kia, bảo: “Chuyện dài lắm!”, rồi chầm chầm cất giọng kể…
“Ngày xửa ngày xưa, trong làng có hai anh em trai sinh đôi cùng mẹ khác cha giống nhau như hai giọt nước mắm. Một hôm, vợ người anh đang tắm trong nhà tắm, thấy chồng về, liền bảo: “Kỳ em cái lưng phát!”. ười chồng vào kỳ giúp vợ, nhưng kỳ lưng thì ít mà kỳ đít thì nhiều, cũng không hiểu kỳ bằng công cụ gì mà ở ngoài toàn nghe thấy tiếng “bạch… bạch…”, và chẳng biết có phải kỳ mạnh quá không mà chốc chốc lại nghe người vợ kêu lên “á… á…”